Mặc dù sản lượng giảm nhưng giá cà phê Việt Nam được cho là sẽ khó lòng phục hồi bởi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới vẫn đang ở mức thấp.
Sản lượng cà phê giảm 4,5% trong niên vụ 2019 - 2020
Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Nam Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam cho biết sản lượng cà phê niên vụ 2019 - 2020 ước tính giảm giảm 4,5% so với niên vụ 2018 - 2019 xuống khoảng 1,63 triệu tấn.
Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế lại đưa ra dự báo sản lượng cà phê Việt Nam niên 2019 - 2020 tăng.
Theo đó, trong báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng cà phê niên vụ 2019 - 2020 tăng 3% lên 31,3 triệu bao (tương đương 1,87 triệu tấn).
Trong báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê Việt Nam ước tính tăng ước tính đạt 31,5 triệu bao (tương đương 1,89 triệu tấn) trong niên vụ 2019 - 2020, cao hơn 0,7% so với niên vụ trước.
Ông Hải cho rằng số ICO không chính xác bởi thực tế trong 3 - 4 năm trở lại đây, do giá cà phê xuống qúa thấp nên người dân đã chặt bỏ khác nhiều hoặc trồng xen canh các loại cây khác.
Giá cà phê hiện nay chỉ khoảng hơn 30.000 đồng/kg trong khi mức điểm hòa vốn là 40.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá phổ biến trong 3 năm trở lại đây.
"Báo cáo của ICO không thực tế, số liệu của Hiệp hội Cà phê - Cacao đưa ra dựa trên thống kê của Tổng Cục Hải quan và các đơn vị khác", ông Hải cho biết.
Ông Nam cho biết dự kiến sang niên vụ 2020 - 2021 sản lượng sẽ còn giảm hơn nữa bởi hồi tháng 5, 6 Tây Nguyên trải qua đợt hạn hán, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cà phê.
"Ngay cả khi lượng mưa đã tăng trở lại nhưng do từ đợt tháng 5, tháng 6 hạn hán nên chất lượng hạt giảm xuống, cỡ hạt nhỏ nên sản lượng vẫn sẽ giảm", đại hiện Hiệp hội Cà phê - Cacao cho biết.
Giá cà phê vẫn chưa thể phục hồi
Mặc dù sản lượng cà phê giảm nhưng ông Hải vẫn cho rằng giá cà phê sang niên vụ 2020 - 2021 vẫn chưa thể phục hồi bởi còn phụ thuộc vào giá thế giới.
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh COVID-19 khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới thấp.
"Đơn cử như ngay cả khi EVFTA có hiệu lực, nhưng do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhu cầu tiêu thụ cà phê thấp, việc xuất khẩu cũng vẫn gặp khó khăn", ông Nam nói.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự báo giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng giảm trong tháng tới do nhu cầu giảm. Theo ICO, nhu cầu tiêu thụ cà phê trong những tháng còn lại của năm 2020 dự báo sẽ giảm do kinh tế toàn cầu khó khăn.
So với niên vụ 2018 -2019, nhu cầu cà phê giảm ở 5 thị trường tiêu thụ hàng đầu, chiếm 63,7% tổng lượng tiêu thụ toàn cầu, giảm.
Tại Liên minh châu Âu, ước tính nhu cầu tiêu thụ cà phê đạt 45,04 triệu bao, giảm 1,3%; tại Hoa Kỳ giảm 0,6%, xuống 27,58 triệu bao; tại Brazil giảm 0,9%, xuống còn 22 triệu bao; tại Nhật Bản giảm 0,8%, xuống còn 7,5 triệu bao; tại Indonesia giảm 1%, xuống còn 4,75 triệu bao trong niên vụ 2019 - 2020.
Bên cạnh đó, sản lượng cà phê của Brazil được dự báo sẽ đạt kỉ lục trong niên vụ 2020 - 2021 càng gây áp lực lên giá.
Theo ICO, mặc dù cả sản xuất và tiêu thụ đều giảm, nhưng niên vụ 2019 - 2020, cả thế giới vẫn ghi nhận thặng dư 1,54 triệu bao.
ICO cho rằng thặng dư cùng với vụ mùa 2020 - 2021, khi Brazil bước vào năm được mùa trong chu kì sản xuất cà phê arabica hai năm một lần, sẽ hạn chế sự phục hồi của giá cà phê.
Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, thời gian qua các nước sản xuất cà phê lớn như Brazil, Columbia, Mexico hay Ấn Độ đều đang gánh chịu thiệt hại nặng nề từ dịch Covid-19 làn sóng thứ 2 khi đây là những nước có ca lây nhiễm và tử vong hàng đầu.
Trong khi đó, Mỹ, Nga, Tây Ban Nha đã ghi nhận số lượng lớn các ca lây nhiễm và tử vong là những nước tiêu thụ cà phê hàng đầu trên thế giới.
Thông tin dịch bệnh, kết hợp với việc Brazil bội thu, Columbia và Mexico chuẩn bị bước vào mua thu hoạch càng khiến giá cà phê sụt giảm nghiêm trọng.
Thêm vào đó, giá đồng USD bất ngờ tăng mạnh trong những ngày cuối tháng do sự phục hồi của chứng khoán Mỹ, đồng Real Brazil suy yếu, thúc đẩy đầu cơ bán mạnh. Các yếu tố này đã đẩy tình hình giao dịch cà phê trên thị trường gặp nhiều khó khăn.